Nhập khẩu thép bán thành phẩm của Trung Quốc giảm đáng kể, ở mức 32% xuống còn 12,5 triệu tấn trong năm 2021. 75% tổng lượng thép bán thành phẩm nhập khẩu là phôi và khối lượng giảm vừa phải, ở mức 4% so với cùng kỳ xuống còn 9,4 triệu tấn...
Nhập khẩu thép bán thành phẩm của Trung Quốc giảm đáng kể, ở mức 32% xuống còn 12,5 triệu tấn trong năm 2021. 75% tổng lượng thép bán thành phẩm nhập khẩu là phôi và khối lượng giảm vừa phải, ở mức 4% so với cùng kỳ xuống còn 9,4 triệu tấn trong năm 2021.
Các nguồn chính phôi thép nhập khẩu vào Trung Quốc là từ Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Oman và Iran, theo đó lượng nhập khẩu của mỗi nước vượt một triệu tấn. Nga không phải là nguồn nhập khẩu phôi đối với Trung Quốc trước năm 2019.
Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu phôi từ Nga trong những năm Covid 19 và khối lượng đáng kể là 1,5 triệu tấn năm 2020 và giảm xuống còn nửa triệu tấn trong năm 2021. Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu phôi từ Ukraine trong năm 2020, ở mức nửa triệu tấn. Tuy nhiên, khối lượng đã giảm một nửa trong năm 2021.
Mặt khác, nhập khẩu phôi tấm giảm đáng kể, từ 7,3 triệu tấn năm 2020 xuống còn 2,4 triệu tấn năm 2021. Các nguồn phôi tấm chính là Indonesia, Việt Nam và Nga. Nhập khẩu từ Indonesia được cho là từ PT Dexin Steel. Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu phôi tấm từ Nga trong năm 2019, ở mức 132.184 tấn. Khối lượng nhập khẩu tăng vọt lên 1,7 triệu tấn vào năm 2020 và giảm xuống 248.907 tấn năm 2021.
Nhập khẩu thép hình và thép cuộn vào Trung Quốc giảm lần lượt 2% và 10%. Trong khi đó, nhập khẩu thép thanh tăng đáng kể, 26% so với cùng kỳ lên 3,6 triệu tấn. Nhật Bản là nguồn chính đối với nhập khẩu thép hình của Trung Quốc. Đối với thép cuộn và thép thanh, Malaysia là nguồn nhập khẩu lớn nhất. Đây có thể là nguồn cung từ đầu tư thép của Trung Quốc vào Malaysia.
Nhập khẩu sản phẩm thép dẹt của Trung Quốc giảm đáng kể trong hầu hết các sản phẩm. Nhập khẩu thép tấm (HRP) giảm 36% so với cùng kỳ xuống còn 1,6 triệu tấn. Nhập khẩu thép cuộn cán nóng (HRC) giảm 65% so với cùng kỳ xuống 2,6 triệu tấn trong năm 2021. Các nguồn nhập khẩu HRP và HRC chính là Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhập khẩu thép cuộn cán nguội (CRC) giảm 11% so với cùng kỳ năm trước xuống còn 3,3 triệu tấn trong năm 2021. Các nguồn nhập khẩu chính là Hàn Quốc, Indonesia, Nhật Bản và Đài Loan.
Nhập khẩu tôn mạ kẽm, tấm tráng thiếc và không chứa thiếc của Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng dương lần lượt là 19% và 21%. Tuy nhiên, nhập khẩu tôn mạ kẽm nhúng nóng, tôn mạ kẽm, tôn mạ màu và các loại tôn mạ khác lại giảm ở mức vừa phải. Nhập khẩu cả ống không hàn và ống hàn lần lượt giảm 14% và 2%.
Xuất khẩu thép bán thành phẩm của Trung Quốc ở mức thấp là 35.994 tấn trong năm 2021. Xuất khẩu thép hình giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 1,7 triệu tấn. 60% xuất khẩu thép hình là thép hình hợp kim. Phần lớn xuất khẩu được gửi đến Hồng Kông, Philippines, Malaysia, Hàn Quốc, Indonesia và Myanmar.
Xuất khẩu thép thanh tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước lên 4,8 triệu tấn trong năm 2021. 70% lượng xuất khẩu là thép thanh hợp kim. Một phần tư số thép thanh xuất khẩu là đến Hàn Quốc. Xuất khẩu thép cuộn của Trung Quốc tăng 11% so với cùng kỳ năm trước lên 3,3 triệu tấn và 80% trong số đó là thép cuộn hợp kim. Các thị trường xuất khẩu thép cuộn chính là Hàn Quốc và các nước ASEAN.
Xuất khẩu thép tấm từ Trung Quốc giảm nhẹ, ở mức 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu thép tấm cácbon tăng từ 149.247 tấn lên 1,3 triệu tấn trong khi xuất khẩu tấm hợp kim giảm từ 3 triệu tấn xuống 1,8 triệu tấn. Người ta cho rằng đây là sự điều chỉnh của báo cáo xuất khẩu. Các điểm đến chính là Việt Nam và Hàn Quốc.
Mặt khác, xuất khẩu thép cuộn cán nóng tăng gần gấp đôi về lượng lên 10,8 triệu tấn trong năm 2021. Trung Quốc xuất khẩu HRC sang nhiều nước khác nhau, chủ yếu là Việt Nam, Hàn Quốc, Pakistan và Ả Rập Xê Út.
Trung Quốc xuất khẩu thép cuộn cán nguội sang nhiều nước và khối lượng tăng gần gấp đôi lên 8,8 triệu tấn trong năm 2021. Các thị trường chính là Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan, Brazil và Ấn Độ.
Đối với tấm mạ phủ, nhiều mặt hàng xuất khẩu tấm phủ, bao gồm tấm mạ kẽm, tấm tráng thiếc và không chứa thiếc và các tấm mạ khác tăng đáng kể, ở mức 20-66% so với cùng kỳ năm trước. Mặt khác, xuất khẩu tôn mạ màu giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước. Các điểm đến chính là Thái Lan, Hàn Quốc, Philippines, Brazil, Indonesia và Việt Nam.
Xuất khẩu cả ống không hàn và ống hàn của Trung Quốc đều tăng vừa phải, ở mức 4-5% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc xuất khẩu ống thép đi nhiều nước, chủ yếu là các nước ASEAN, Châu Á, Trung Đông và Châu Phi.
Nguồn: Hiệp hội Thép Việt Nam